Niềng răng hô là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục khuyết điểm trên răng. Với sự phát triển của nha khoa, hiện nay không chỉ có 1 mà có khá nhiều phương pháp niềng răng hô khác nhau, tùy vào điều kiện tài chính cũng như mức độ xô lệch của răng mà chúng ta có thể lựa chọn giải pháp phù hợp.
Răng hô là gì?
Răng hô còn được gọi là răng vẩu, đây là một dạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến, khi răng hàm trên hoặc xương hàm trên nhô ra phía trước quá nhiều so với hàm dưới.
Răng hô/ răng vẩu được xếp vào một dạng khiếm khuyết trên cung hàm, khiến tương quan giữa hai hàm mất cân đối. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt mà còn khiến việc ăn uống, vệ sinh răng miệng gặp khó khăn.
Các biểu hiện của răng hô
Răng hô thường có các biểu hiện như sau:
1. Răng hô do xương
Hô do xương hàm là tình trạng hàm trên hoặc hàm dưới phát triển quá mức so với bình thường, khi nhìn tổng quan sẽ thấy khuôn miệng đưa ra trước quá mức so với cấu trúc khuôn mặt.
2. Răng hô do răng
Hô do răng là tình trạng hàm phát triển bình thường nhưng răng hàm trên mọc chìa ra phía trước quá nhiều, cung răng hàm trên cũng bị hẹp vào trong, gây ra tình trạng hô/vẩu.
3. Hô cả hàm và răng
Hô cả hàm và răng là tình trạng sai lệch khớp cắn phức tạp và khó điều trị nhất vì cả xương hàm trên và răng đều gặp khuyết điểm, gây ra tình trạng sai khớp cắn nặng.
Tác hại của răng hô là gì?
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn, nó gây ra những ảnh hưởng xấu đến người bệnh như:
1. Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh
Răng hô, vẩu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp và tiếp xúc với người xung quanh, từ đó tác động tiêu cực đến công việc và các mối quan hệ trong cuộc sống.
2. Gây khó khăn trong việc ăn uống
Răng hô khiến hai hàm không khớp nhau, do đó người bị hô thường khó khăn trong việc nhai, nghiền thức ăn. Thức ăn không được nhai kỹ sẽ gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa, làm tăng nguy cơ các bệnh về dạ dày và đường ruột.
3. Gây ra các bệnh lý răng miệng
Người bị hô, vẩu thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng vì răng lộn xộn, khó làm sạch tại các vị trí khuất, từ đó khiến thức ăn dễ kẹt lại trong chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
4. Ảnh hưởng đến giọng nói, phát âm
Tình trạng hô còn khiến giọng nói của người bệnh bị ảnh hưởng, không thể khắc phục với các phương pháp luyện tập thông thường mà cần niềng răng hô để cải thiện phát âm.
5. Gây tổn thương nướu
Tình trạng hô sẽ khiến răng hàm dưới chạm tới chân răng hoặc nướu của hàm trên, do đó rất dễ khiến vùng mô mềm của hàm trên bị tổn thương.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô răng
Tình trạng răng hô thường xuất phát từ 2 nguyên nhân chủ yếu như sau:
1. Răng hô do di truyền
Phần lớn những người bị hô đều có người thân như bố mẹ, ông bà đều đã gặp tình trạng tương tự. Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã có sự sai lệch tự nhiên giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Lớn lên, tình trạng này sẽ càng biểu hiện rõ ràng hơn khi xương hàm trên phát triển quá mức hoặc xương hàm dưới kém phát triển, gây ra tình trạng hô răng.
Niềng răng hô khi còn quá nhỏ sẽ khó có thể điều trị dứt điểm tình trạng này vì lúc này xương hàm vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng hô cho trẻ là từ 10 -14 tuổi.
2. Răng hô do thói quen xấu
Ngoài nguyên nhân di truyền thì răng hô còn xuất hiện do nguyên nhân thứ phát, chủ yếu là các thói quen xấu như: Mút tay, thường xuyên ngậm núm vú giả, đẩy lưỡi,…điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm sau này.
Răng hô do nguyên nhân thứ phát có thể điều trị bằng cách can thiệp sớm và loại bỏ các thói quen xấu, giúp răng của trẻ phát triển bình thường.
Nhận biết răng hô như thế nào?
Răng hô thường khá dễ để nhận biết, chỉ cần quan sát qua gương hay chụp ảnh, bạn cũng có thể nhận thấy được tình trạng răng của mình.
Tuy nhiên với tình trạng răng hô nhẹ hoặc khó xác định được răng có hô hay không. Bạn có thể tham khảo 2 cách nhận biết răng hô dưới đây.
1. Quan sát góc mặt nghiêng
Biểu hiện dễ quan sát nhất của răng hô là phần môi bị nhô ra ngoài khi nhìn góc nghiêng của gương mặt. Góc độ nhô được xác định thông qua đường thẳng nối từ điểm ngoài cùng của trán đến điểm trước nhất của cằm.
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết mức độ hô của khuôn miệng khi quan sát một trong 2 đường thẩm mỹ S và E, trong đó:
- Đường thẩm mỹ S: Được tính từ điểm giữa cánh mũi đến điểm nhô nhất của cằm. Khuôn hàm lý tưởng nhất là khi cả môi trên và môi dưới vừa chạm tới đường S, đối với trường hợp bị hô, môi trên và môi dưới sẽ nằm phía trước đường thẳng này khi nhìn nghiêng.
- Đường thẩm mỹ E: Được tính từ đỉnh mũi đến điểm nhô nhất của cằm. Thông thường môi trên sẽ nằm sau đường thẩm mỹ E khoảng 4mm, môi dưới nằm sau 2mm. Với trường hợp bị hô, khoảng cách này sẽ thấp hơn nhiều và phần lớn và nằm trước đường thẩm mỹ E.
2. Xem xét răng bên trong
Ở các khuôn hàm bình thường hay hàm hô, hàm trên đều nằm trước hàm dưới, tuy nhiên bạn vẫn có thể nhận biết tình trạng hô bằng cách khép miệng tự nhiên, nếu thấy răng hàm dưới chạm vào khoảng ⅓ mặt răng hàm trên thì đây là hàm bình thường, nếu răng hàm dưới chạm hẳn vào chân nướu hoặc chân răng hàm trên thì đây là biểu hiện của răng hô.
Các phương pháp điều trị răng hô
Răng hô có nhiều biểu hiện khác nhau, do đó phải xác định cụ thể tình trạng cũng như nguyên nhân gây hô trước khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là các phương pháp điều trị răng hô phổ biến.
1. Bọc răng sứ cho răng hô
Bọc răng sứ là phương pháp chữa răng hô không cần niềng. Đây là hình thức điều trị được áp dụng cho các trường hợp bị hô do răng ở mức độ nhẹ. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt cùi răng, sau đó lắp mão sứ để hoàn thiện.
Răng hô sau khi bọc sứ sẽ có màu sắc khá tự nhiên, đáp ứng tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên chi phí bọc răng sứ cho răng hô thường cao hơn niềng răng. Ngoài ra khi làm răng sứ, bác sĩ cần mài nhỏ cùi răng nên sẽ khiến răng mất đi khả năng cảm nhận lực tự nhiên.
2. Niềng răng hô
Niềng răng hô là phương pháp điều chỉnh răng được áp dụng cho các trường hợp bị hô, vẩu do răng (hàm phát triển bình thường).
Với các phương pháp niềng răng hô hiện đại, sau khi niềng răng trên cung hàm sẽ được di chuyển về đúng vị trí, đồng thời cải thiện được sai lệch khớp cắn.
3. Phẫu thuật hàm hô
Hô do hàm vẫn có thể cải thiện bằng phương pháp niềng răng hô, tuy nhiên với những trường hợp hô nặng thì phẫu thuật hàm được xem là giải pháp tối ưu để cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt.
4. Niềng răng hô kết hợp phẫu thuật hàm
Niềng răng hô kết hợp phẫu thuật hàm được áp dụng trong trường hợp bị hô do cả xương hàm răng. Ngoài ra, khi hàm trên hô và các răng mọc lệch lạc thì việc kết hợp cả hai phương pháp trên sẽ được chỉ định để cho hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.
Việc chỉ định phương pháp điều trị hô sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, do đó để biết phương pháp niềng răng hô có phù hợp với mình hay không, bạn nên ghé trực tiếp nha khoa để chụp phim và thăm khám cụ thể.
Lưu ý bạn cần biết trước khi đi niềng răng hô
Dưới đây là 2 lưu ý quan trọng mà bạn cần biết trước khi niềng răng hô:
1. Có thể niềng răng hô ở bất kỳ độ tuổi nào
Nhắc đến kỹ thuật niềng răng, nhiều người vẫn quan niệm đây là kỹ thuật chỉnh nha chỉ dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều này không đúng hoàn toàn, vì đó được xem là lứa tuổi phù hợp nhất để chỉnh nha, giúp bệnh nhân có được quy trình điều trị nhẹ nhàng, nhanh chóng. Ngoài ra, bạn vẫn có thể niềng răng hô khi trưởng thành mà vẫn có được hiệu quả chỉnh nha như ý.
Thực tế cho thấy, có rất nhiều bệnh nhân trưởng thành có nhu cầu chỉnh nha, do trước đó không đủ điều kiện tài chính hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc niềng răng. Việc niềng răng không quan trọng độ tuổi mà quan trọng nhất vẫn là sức khỏe răng miệng và quyết tâm từ phía bệnh nhân.
Chính vì lý do trên, dù bạn đang ở độ tuổi U20, 30 hay U40, 50, hãy tự tin đi chỉnh nha nếu có khuyết điểm trên răng và có đủ quyết tâm để thực hiện.
2. Bác sĩ nha khoa khác với bác sĩ chỉnh nha
Phần lớn bệnh nhân đều không biết bác sĩ nha khoa và bác sĩ chỉnh nha là khác nhau, họ nhầm tưởng hai khái niệm này là một, điều này là không đúng vì không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có chuyên môn trong việc chỉnh nha, niềng răng.
Bác sĩ nha khoa thường thực hiện các thao tác khám tổng quát nha: Trám răng, bọc răng sứ, chữa sâu răng,…Còn bác sĩ chỉnh nha đã được học chuyên sâu, có kỹ năng trong việc niềng răng.
Chính vì vậy, trước khi niềng răng, bạn cần gặp đúng bác sĩ chỉnh nha để thăm khám cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Niềng răng hô hàm trên có được không?
Niềng răng hô được coi là lựa chọn “đáng tiền” nhất cho bệnh nhân bị hô do răng. Nếu bạn có răng hàm trên chìa nặng nhưng răng hàm dưới vẫn mọc đều, không lệch lạc thì chỉ cần niềng răng hô hàm trên vẫn mang lại hiệu quả chỉnh nha tốt.
Kỹ thuật niềng răng hô hàm trên sẽ giúp đưa răng về đúng vị trí, cải thiện thẩm mỹ và chức năng nhai cho bệnh nhân. Nhưng nếu răng ở cả 2 hàm đều mọc lộn xộn thì khó có thể niềng răng hô cho mỗi hàm trên, lúc này cần niềng răng cho cả hai hàm để đảm bảo sự tương quan giữa hai hàm sau khi niềng.
Niềng răng hô hàm dưới có được không?
Răng hô hàm dưới là cách gọi khác của tình trạng móm răng, đây là một dạng sai lệch khớp cắn do vòm hàm dưới bao phủ ra ngoài vòm hàm trên.
Răng hô hàm dưới xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy vào nguyên nhân cũng như tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.
Nếu bị móm do cấu trúc xương, biện pháp chữa trị tối ưu nhất là nên phẫu thuật hàm. Trong trường hợp bị móm do răng, niềng răng hô hàm dưới được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất, giúp bạn cải thiện tình trạng hô hàm dưới mà không cần can thiệp đến phẫu thuật.
Với những trường hợp bị hô hàm dưới do cả răng và hàm, nếu chỉ niềng răng hô sẽ không hoàn toàn chữa trị được 100% mà cần kết hợp với phẫu thuật hàm thì mới điều trị được dứt điểm.
Niềng răng hô mất bao lâu?
Niềng răng hô mất bao lâu tùy thuộc vào mức độ xô lệch của răng. Với các trường hợp hô nhẹ, thời gian niềng răng hô trung bình sẽ mất từ 18 – 20 tháng, một số ít trường hợp bệnh nhân chỉ mất 12 – 14 tháng để hoàn thiện quá trình niềng răng.
Trường hợp răng hô nặng, thời gian trung bình để hoàn thiện một quy trình niềng răng sẽ mất từ 2 – 3 năm.
Tại sao nên niềng răng hô?
Răng hô không chỉ khiến gương mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu với sức khỏe.
Trong các phương pháp điều trị răng hô hiện nay, niềng răng chính là giải pháp toàn diện, giúp di chuyển răng về đúng vị trí mà không tác động đến cấu trúc răng, vì vậy trong các trường hợp bị hô do răng, bác sĩ vẫn khuyên nên niềng răng hô để cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt.
Chi phí niềng răng hô giá bao nhiêu?
Niềng răng hô bao nhiêu tiền? Chi phí niềng răng hô sẽ phụ thuộc vào phương pháp niềng răng được áp dụng, bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây để nắm được chi phí này:
Phương pháp niềng răng hô | Chi phí |
Niềng răng mắc cài kim loại | Từ 20 – 30 triệu đồng |
Niềng răng mắc cài sứ | Từ 50 – 70 triệu đồng |
Niềng răng trong suốt Invisalign | Từ 80 – 120 triệu đồng |
Yếu tố quyết định hiệu quả niềng răng hô là gì?
Dưới đây là 3 yếu tố quyết định đến hiệu quả niềng răng hô:
- Mức độ hô nhẹ hay nặng.
- Sử dụng khí cụ niềng răng có mắc cài hay không mắc cài.
- Niềng răng khi còn trẻ hay niềng răng khi trưởng thành.
Niềng răng hô phù hợp với độ tuổi nào?
Tuổi tác là yếu tố tác động khá nhiều đến thời gian niềng răng hô. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 6 – 12 tuổi, lúc này xương hàm vẫn còn trong thời gian phát triển nên dễ tác động và dịch chuyển răng.
Niềng răng ở độ tuổi trưởng thành sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì lúc này xương hàm và răng đã phát triển ổn định, cần dịch chuyển răng từ từ để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
1. Niềng răng hô cho trẻ
Nếu bạn có ý định niềng răng hô cho trẻ thì độ tuổi từ 6 – 12 là thời điểm phù hợp để cho trẻ đến gặp nha sĩ, ở độ tuổi này, khi niềng răng thường không phải nhổ răng vì lúc này bác sĩ sẽ chỉnh nha dựa trên sự phát triển của hàm, hạn chế tối đa việc nhổ răng mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao.
2. Niềng răng hô cho người lớn
Với các phương pháp niềng răng hô tiên tiến hiện nay, bạn không cần lo lắng quá nhiều khi niềng răng ở độ tuổi trưởng thành. Dù quyết định niềng răng hô ở độ tuổi nào, bạn cũng có thể đạt được kết quả ưng ý.
Tuy nhiên khi niềng răng hô ở độ tuổi càng lớn, thời gian niềng răng sẽ càng kéo dài, một ca niềng răng hô trung bình sẽ mất từ 2 – 2.5 năm, có thể kéo dài đến 3 năm trong các trường hợp hô nặng và phải nhổ răng.
>>> Giải đáp thêm: 18 tuổi có niềng răng được không? – Chuyên gia giải đáp
Có nên niềng răng hô nhẹ không?
Niềng răng là phương pháp cải thiện răng hô một cách hiệu quả, giúp những chiếc răng hô được dịch chuyển vào trong, tạo sự cân đối giữa hai khuôn hàm. Vậy có nên niềng răng hô nhẹ hay không?
Trong trường hợp bị răng hô nhẹ, bạn nên thực hiện niềng răng vì đây là giải pháp hiệu quả và tối ưu để khắc phục tình trạng hô do răng. Nếu muốn bảo tồn răng thật một cách tối đa thì niềng răng chính là giải pháp phù hợp dành cho bạn.
Niềng răng hô nhẹ mất bao lâu?
Thời gian niềng răng hô nhẹ sẽ nhanh hơn các trường hợp hô nặng, vì kỹ thuật điều chỉnh không quá phức tạp. Thời gian niềng răng hô nhẹ thường sẽ mất từ 12 – 15 tháng nếu sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, mất từ 18 – 20 tháng nếu sử dụng phương pháp niềng răng hô không mắc cài.
Có khá nhiều phương pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng răng hô, trong đó, niềng răng hô vẫn là giải pháp tối ưu nhất vì có thể khắc phục răng hô một cách toàn diện, không tác động đến răng thật, bảo tồn răng một cách tối đa.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trong cùng chuyên mục của Nhật ký niềng răng hoặc để lại câu hỏi để được giải đáp.
Nhật ký niềng răng – Nơi chia sẻ kinh nghiệm niềng răng cho bạn và người thân.