Có nên niềng răng khểnh không là thắc mắc chung của rất nhiều người, vì bên cạnh những chiếc răng khểnh mọc cân đối, tạo nét duyên dáng cho người sở hữu, có không ít những chiếc răng khểnh mọc lệch, mọc xiên, gây khó khăn trong vấn đề ăn uống, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và có thể gây ra các bệnh lý răng miệng.
Răng khểnh là gì?
Răng khểnh là răng mọc tại vị trí số 3 trên cung hàm và thuộc nhóm răng nanh, nếu răng số 3 mọc hơi chìa ra ngoài và cao hơn những chiếc răng xung quanh thì được gọi là răng khểnh.
Khi sở hữu răng khểnh mọc cân đối, gương mặt chúng ta sẽ trở nên duyên dáng và có nét đẹp đặc biệt hơn nhiều người, tuy nhiên xét về góc độ y khoa, răng khểnh được coi là răng mọc lệch lạc, làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm.
Không chỉ dừng lại ở đó, răng khểnh còn tạo ra khoảng trống với những răng bên cạnh, tạo điều kiện để thức ăn bám vào, từ đó tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, sâu răng,…
Ngoài ra còn có một số trường hợp, răng khểnh mọc lệch quá nhiều, gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp.
Vậy có nên niềng răng khểnh hay không? Trong một số trường hợp, chúng ta nên niềng răng khểnh để đảm bảo sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, vậy trường hợp cụ thể này là gì? Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài viết nhé!
Có nên niềng răng khểnh không?
Bạn có thể quyết định niềng răng khểnh hoặc không vì điều này phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.
Trước khi tìm hiểu về vấn đề: Có nên niềng răng khểnh không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về vai trò của răng khểnh nhé!
Răng khểnh có vai trò gì?
Thông thường hàm răng của con người được chia thành 4 nhóm nhỏ, gồm có: răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.
Trong đó, răng khểnh thuộc nhóm răng nanh, có chức năng chính là xé thức ăn, vì răng nanh thường nhọn, sắc và mọc ở góc của cung hàm.
Theo quan điểm của các nước Á Đông, người sở hữu răng khểnh được đánh giá là dễ thương với gương mặt ưa nhìn hơn.
Có nên niềng răng khểnh không?
Nếu răng khểnh mọc cân đối, giúp gương mặt bạn có nét duyên dáng đặc trưng, và không gây ra các bệnh lý răng miệng, lúc này không nhất thiết phải niềng răng khểnh mà có thể giữ.
Ngược lại, nếu gặp phải những tình trạng dưới đây, bạn cần liên hệ với trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và tiến hành niềng răng khểnh càng sớm càng tốt:
- Răng khểnh mọc lệch và chìa ra ngoài quá nhiều
- Răng khểnh gây ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…
- Răng khểnh ảnh hưởng đến khớp cắn, gây cảm giác đau nhức thường xuyên
- Răng khểnh quá nhọn hoặc quá to gây mất thẩm mỹ,…
Ngoài ra, bạn có thể niềng răng khểnh nếu không gặp các tình trạng như trên nếu muốn sở hữu hàm răng đều, đẹp.
Hiện nay với kỹ thuật y khoa phát triển, thời gian niềng răng khểnh được rút ngắn đáng kể, đồng thời mang đến trải nghiệm thoải mái cho khách hàng nhờ vào kỹ thuật niềng răng không đau.
Ở phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng Nhật ký niềng răng tìm hiểu về quy trình niềng răng khểnh tại các trung tâm nha khoa hiện nay.
Quy trình niềng răng khểnh được thực hiện như thế nào?
Để có được một hàm răng đều đẹp, bạn phải trải qua các giai đoạn cơ bản như sau:
Thăm khám, tư vấn
Để bắt đầu quy trình niềng răng khểnh, bạn sẽ được chụp X quang và lấy mẫu hàm để xác định răng khểnh đang nằm ở mức độ nào, nhằm có kế hoạch điều trị phù hợp.
Niềng răng khểnh mất bao lâu? Tùy vào mức độ xô lệch của răng khểnh mà thời gian niềng răng cũng có sự chênh lệch, thông thường thời gian niềng răng khểnh sẽ dao động từ 1,5 – 3 năm.
Điều trị tổng quát
Sau khi thăm khám và tư vấn hình thức niềng răng phù hợp, bạn sẽ được điều trị tổng quát để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Thông qua quá trình điều trị tổng quát, bác sĩ có thể biết được tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn, nếu mắc phải các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,…buộc bạn phải điều trị dứt điểm trước khi bắt đầu mang mắc cài để niềng răng.
Gắn mắc cài niềng răng khểnh
Sau quá trình điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài và dây cung chắc chắn trên răng để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn.
Trường hợp bạn sử dụng khay niềng trong suốt để niềng răng, bạn sẽ nhận khay đợt 1 và đeo khay trong khoảng 20 – 22h để dịch chuyển răng.
Tái khám định kỳ
Khi đã bước vào giai đoạn niềng răng, bạn cần ghé đến trung tâm nha khoa trung bình 3 – 4 tuần một lần để thăm khám và thay dây thun cũng như điều chỉnh độ siết của dây cung và vệ sinh răng miệng.
Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi kết thúc niềng răng, trong 6 tháng đầu, bạn phải tuân thủ việc đeo hàm duy trì 24/24 trừ lúc ăn để đảm bảo răng không bị xô lệch hay di chuyển về vị trí ban đầu.
Trên đây là giải đáp của Nhật ký niềng răng xoay quanh câu hỏi: Có nên niềng răng khểnh không? Hy vọng câu trả lời này đã giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trong việc niềng răng.