Khi quyết định chỉnh nha, việc nắm được những kinh nghiệm niềng răng sẽ giúp bạn tự tin hơn để vượt qua “hành trình” này. Dưới đây là những kinh nghiệm được chia sẻ lại từ các bạn đã từng niềng răng, hãy tham khảo để bỏ túi những kiến thức bổ ích nhé!
Niềng răng càng sớm càng tốt
Vì chưa có đủ kiến thức, nhiều bạn vẫn chần chừ trong việc niềng răng, chính vì vậy Nhật Ký Niềng Răng đã tổng hợp kinh nghiệm niềng răng từ những bạn đi trước để bạn tự tin hơn với quyết định niềng răng thẩm mỹ của mình.
Đầu tiên là kinh nghiệm về độ tuổi niềng răng. Theo kinh nghiệm niềng răng từ những bạn đi trước, kết hợp với lời khuyên từ nha sĩ, bạn nên niềng răng càng sớm càng tốt.
Độ tuổi lý tưởng để niềng răng là từ 7 – 12 tuổi vì đây là giai đoạn hàm răng đang phát triển, việc niềng răng trong độ tuổi này cũng trơn tru và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên bạn không nên lo lắng nếu đã “quá tuổi” niềng răng, với công nghệ chỉnh nha tiên tiến, độ tuổi niềng răng không bị giới hạn quá nhiều. Dù niềng răng sau 20, 30 tuổi, bạn vẫn có cơ hội sở hữu hàm răng đều, đẹp, chỉ có điều thời gian mang niềng sẽ lâu hơn một chút.
Nếu đã bỏ lỡ “giai đoạn vàng” để niềng răng thẩm mỹ, đừng chần chừ thêm nữa, hãy nhanh chóng đến nha khoa để tìm cho mình lộ trình chỉnh nha thích hợp.
Đau nhức là cảm giác không thể tránh khỏi
Kinh nghiệm niềng răng tiếp theo mà bạn cần biết chính là cảm giác đau nhức khi mang niềng.
Bạn Anh Thư (Quận 3, TPHCM) chia sẻ:
“Mình bắt đầu niềng răng vào năm nhất Đại học. Cũng như các bạn khác, điều mình lo lắng nhất khi niềng răng là cảm giác đau nhức vì có rất nhiều người nói rằng niềng răng rất đau. Tuy nhiên với mong muốn cải thiện hàm răng thưa, mình quyết tâm, dù đau mấy cũng phải niềng răng.
Sau khi gắn mắc cài, cảm giác đau nhức không quá rõ, với mình nó là cảm giác căng tức và hơi ê răng, mình vẫn ăn uống khá bình thường, sau đó 2 tuần, cảm giác này giảm dần (Hoặc do mình đã quen với bộ niềng nên không còn thấy ê buốt nữa). Mỗi lần siết dây cung thì cảm giác căng tức răng quay lại, nhưng chỉ đau khoảng 4 – 5 ngày là hết.
Đây là kinh nghiệm niềng răng mà mình muốn chia sẻ. Nếu bạn lo lắng niềng răng quá đau thì không có, nó chỉ khó chịu chút thôi, nếu muốn sở hữu hàm răng đều đẹp thì đây là điều bắt buộc phải trải qua, chúc các bạn nhanh chóng có được hàm răng đều đẹp như mong ước nhé!”
Thời gian “gắn bó” với bộ khí cụ ít nhất là 1 năm
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng khác nhau, từ niềng răng mắc cài đến niềng răng trong suốt, tuy nhiên theo kinh nghiệm niềng răng được chia sẻ lại, thời gian niềng răng ở người trưởng thành ít nhất là 1 năm.
Thời gian niềng răng có thể rút ngắn hoặc bị kéo dài tùy vào mức độ xô lệch răng của bạn. Niềng răng ở trẻ em thường không phải nhổ răng nên thời gian điều trị có thể ngắn hơn niềng răng ở người lớn.
Các yếu tố tác động trực tiếp đến thời gian mang niềng răng là:
- Bạn niềng răng sớm hay muộn.
- Mức độ xô lệch của răng nặng hay nhẹ.
- Bạn sử dụng phương pháp nào để niềng răng (Niềng răng mắc cài sẽ nhanh hơn niềng răng trong suốt Invisalign với cùng trường hợp).
- Tay nghề của bác sĩ như thế nào? (Các bác sĩ có tay nghề cao sẽ lên phác đồ điều trị hợp lý, rút ngắn thời gian mang niềng không cần thiết).
Kinh nghiệm niềng răng: Ăn uống theo chỉ dẫn
Dù niềng răng móm, niềng răng hô hay niềng răng thưa thì kinh nghiệm niềng răng mà bạn nhất định phải biết là chế độ ăn uống khi mang bộ niềng răng.
Cách ăn uống sẽ tác động trực tiếp đến quá trình niềng răng. Các bạn khi bước vào “hành trình” này cần lập cho mình thực đơn đặc biệt và tuân thủ theo nó.
Bạn Tuyết Nguyễn (Quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ kinh nghiệm niềng răng:
“Khi bắt đầu niềng răng, mình cảm nhận được răng yếu hơn bình thường, do đó không dám ăn những món khoái khẩu trước đây như: Bánh tráng trộn, xoài, cóc,…, chỉ có một lần, vì bị rủ rê, cộng thêm lâu ngày “nhịn” ăn các món “ruột” nên mình đánh liều ăn một phần cóc lắc, kết quả là mắc cài cũng bị “lắc” theo phần cóc của mình.
Ngay trong ngày hôm đó mình phải ghé nha khoa để gắn lại mắc cài, may là bữa đó không bị bác sĩ la, chỉ bị nhắc nhở nhẹ, từ đợt đó là nhịn hẳn, không dám ăn mấy món cứng cứng như vậy nữa. Kinh nghiệm niềng răng cho các bạn là đừng như mình, nên ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không muốn ghé đến nha khoa nhiều lần nha”.
Loại bỏ thói quen xấu khi niềng răng
Các thói quen xấu từ khi còn nhỏ cũng là nguyên nhân khiến răng bị lệch, nếu không loại bỏ thói quen này, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình niềng răng.
Một số thói quen bạn cần tránh khi niềng răng:
- Mút tay, đẩy lưỡi
- Tự ý cạy hay gỡ khay niềng
- Nhai kẹo cao su, nhai đồ cứng, nhai đá, cắn móng tay,…
Trên đây là 5 kinh nghiệm niềng răng được tổng hợp lại từ các bạn đã và đang niềng răng, nếu thấy kinh nghiệm này hữu ích, hãy bỏ túi để vượt qua “công cuộc” niềng răng nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất nhé!