Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp chỉnh nha được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều bệnh nhân chưa thực sự hiểu về kỹ thuật này, do đó Nhật ký niềng răng sẽ cùng bạn tìm hiểu về phương pháp niềng răng thẩm mỹ trong bài viết hôm nay nhé!
Niềng răng thẩm mỹ là gì?
Niềng răng thẩm mỹ còn có tên gọi khác là chỉnh nha, đây là kỹ thuật sử dụng khí cụ nha khoa chuyên dụng để kéo chỉnh răng về đúng vị trí, cải thiện sai lệch trên khớp cắn. Với nguyên lý hoạt động như vậy, niềng răng thẩm mỹ có thể khắc phục nhiều dạng khiếm khuyết trên răng như: Răng thưa, răng hô, răng móm, răng mọc không thẳng,…
Không chỉ có tác dụng về mặt thẩm mỹ, niềng răng còn giúp điều chỉnh khớp cắn, giúp hoạt động nhai của hàm nhẹ nhàng hơn, làm giảm áp lực lên khớp cắn.
Ai nên niềng răng thẩm mỹ?
Để được áp dụng vào thực tế, kỹ thuật niềng răng thẩm mỹ đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm lâm sàng, sau nhiều đợt kiểm nghiệm, người ta đã khẳng định được tính hiệu quả của phương pháp này trong việc làm đều răng và khắc phục một số vấn về về răng miệng khác.
Niềng răng/chỉnh nha có thể cải thiện nhiều dạng khuyết điểm khác nhau, dưới đây là những trường hợp nên sử dụng kỹ thuật này:
- Người có răng hô, gây mất cân đối cho khuôn miệng, khó khăn khi ăn nhai.
- Người có răng móm, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, ảnh hưởng đến giọng nói.
- Người có răng khấp khểnh hoặc răng mọc không đều, thức ăn dễ mắc vào kẽ răng, khó vệ sinh răng miệng.
- Người có răng thưa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, dễ bị nhét thức ăn và khó vệ sinh.
- Người có hai hàm răng không chạm vào nhau, khoảng trống giữa hai hàm răng khiến lưỡi bị lộ, ảnh hưởng đến chức năng nhai.
- Người có khớp cắn sâu, cấu trúc răng mất cân đối, dễ bị bào mòn khi răng hàm dưới cọ xát vào mặt sau răng hàm trên.
Chi phí niềng răng thẩm mỹ là bao nhiêu?
Hiện nay, có 4 phương pháp niềng răng thẩm mỹ mà bạn có thể lựa chọn là: Niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài mặt lưỡi và niềng răng trong suốt. Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có ưu, nhược điểm khác nhau, chính vì vậy chi phí niềng răng thẩm mỹ cũng có sự chênh lệch.
1. Niềng răng mắc cài kim loại
Chi phí
Từ 25 – 40 triệu đồng.
Ưu điểm
- Chi phí rẻ nhất trong 4 phương pháp.
- Có thể xử lý hầu hết sai lệch trên răng.
- Thời gian chỉnh nha nhanh chóng.
Nhược điểm
- Mắc cài lộ rõ trên răng, không đảm bảo thẩm mỹ.
- Thiết kế mắc cài dễ gây tổn thương má hoặc nướu của bệnh nhân.’
2. Niềng răng mắc cài sứ
Chi phí
Từ 50 – 80 triệu đồng.
Ưu điểm
- Mắc cài có màu sắc tương đồng với răng, ít bị lộ khi giao tiếp.
- Có thể xử lý nhiều dạng sai lệch trên răng trong thời gian ngắn.
- Mắc cài bo góc, ít gây tổn thương mô mềm.
Nhược điểm
- Mắc cài dễ gây ố vàng nếu vệ sinh không đúng cách.
- Chi phí đắt hơn kiểu mắc cài truyền thống.
- Mắc cài khá to, dễ gây cộm, vướng trong thời gian đầu.
3. Niềng răng mắc cài mặt lưỡi
Chi phí
Từ 80 – 90 triệu đồng.
Ưu điểm
Mắc cài được giấu sau răng, không dễ phát hiện khi cười.
Nhược điểm
- Chi phí đắt hơn các phương pháp niềng răng thẩm mỹ truyền thống.
- Việc đeo mắc cài vào mặt trong dễ khiến lưỡi khó chịu.
- Khó khăn khi vệ sinh răng miệng.
- Yêu cầu kỹ thuật cao khi thực hiện vì rất dễ điều chỉnh sai.
4. Niềng răng trong suốt
Chi phí
Từ 120 – 140 triệu đồng.
Ưu điểm
- Khay niềng gần như vô hình nên đảm bảo thẩm mỹ tối ưu.
- Khay niềng được cắt gọt chính xác, không làm trầy xước nướu răng.
- Có thể tháo rời để vệ sinh răng miệng.
Nhược điểm
- Khay niềng sẽ ố vàng nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách.
- Chi phí khá đắt đỏ, cao gấp 2 – 3 lần so với niềng răng kiểu truyền thống.
Niềng răng thẩm mỹ mất bao lâu thì xong?
Tùy vào độ tuổi niềng răng cũng như mức độ xô lệch của răng mà thời gian hoàn thành một ca chỉnh nha thường dao động từ 24 – 36 tháng (tính từ thời điểm gắn khí cụ niềng răng).
Sau thời gian này, bệnh nhân có thể tháo khí cụ nhưng cần đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không dịch chuyển về vị trí ban đầu. Thông thường, khoảng thời gian chỉnh nha được chia thành những giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Sắp xếp đều các răng, từ 2 – 6 tháng.
- Giai đoạn 2: Điều chỉnh trục răng trong 3 – 6 tháng tiếp theo.
- Giai đoạn 3: Điều chỉnh toàn bộ khớp cắn trong 6 – 9 tháng.
- Giai đoạn 4: Giữ răng ở vị trí chuẩn để tạo sự ổn định, thực hiện trong vòng 6 – 9 tháng.
Lời kết
Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp niềng răng thẩm mỹ. Với sự phát triển của công nghệ y khoa, hiện nay có khá nhiều phương pháp niềng răng thẩm mỹ được sử dụng như:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng invisalign
- Niềng răng mặt lưỡi
Tùy vào điều kiện tài chính cũng như yêu cầu thẩm mỹ, bạn có thể trao đổi với nha sĩ để tìm ra phương pháp niềng răng thẩm mỹ phù hợp nhất. Chúc các bạn luôn có hàm răng đều đẹp, chắc khỏe.