“Thực đơn cho người niềng răng: Nên và không nên ăn gì?” Nếu chuẩn bị niềng răng, việc tìm hiểu về vấn đề này là hoàn toàn chính xác, vì khi bắt đầu mang bộ niềng, bạn sẽ phải kiêng khá nhiều món ăn. Dưới đây là gợi ý về thực đơn cho người niềng răng đầy đủ dinh dưỡng.
Thực đơn cho người niềng răng
Trong quá trình niềng răng, chúng ta phải “gắn bó” với các khí cụ nên cảm giác vướng víu, khó chịu là không thể tránh khỏi.
Trong thời gian đầu niềng răng, bạn sẽ gặp một chút khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng vì chưa quen với “người bạn mới” này. Nếu không cẩn thận, việc bung mắc cài, dây dung sẽ khiến khoang miệng bị tổn thương. Vậy bạn đã biết thực đơn cho người niềng răng nên ăn món gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng Nhật ký niềng răng tìm hiểu ngay sau đây:
1. Thực đơn cho người niềng răng: 2 – 3 tuần đầu
Thực đơn cho người niềng răng có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Vậy mới niềng răng nên ăn gì?
Giai đoạn đầu khi niềng răng, chúng ta sẽ cảm thấy cộm, vướng, hơi ê buốt và không thoải mái như bình thường. Do đó, hãy ưu tiên những loại thực phẩm lỏng, mềm, ít xơ hoặc mảnh vụn để không cản trở quá trình nhai thức ăn.
Nhiều bạn khi niềng răng bị hóp má, sụt cân vì chán ăn, để không gặp tình trạng này, hãy thêm vào thực đơn các món ăn đầy đủ dinh dưỡng nhé!
Dưới đây là các món ăn cho người mới niềng răng mà bạn nên thử:
- Sữa và các chế phẩm làm từ sữa như: Bơ, phô mai, bánh, sữa chua, thức uống làm từ sexa,…
- Các thực phẩm từ trứng như: Trứng luộc, bán Flan, bánh bông lan,…
- Các loại thức ăn xốp, mềm như: Đậu hũ, bánh xốp mềm, bột ngũ cốc, tào phớ,…
- Cháo, súp, bún, phở.
- Thịt cá, rau củ quả được ninh nhừ hoặc xay nhuyễn.
- Các món nghiền như: Khoai tây nghiền, khoang lang luộc,…
- Sinh tố, nước ép, nước hoa quả,…
2. Thực đơn cho người niềng răng: Khi niềng răng ổn định
Trung bình, sau khi niềng răng 3 tuần, bạn đã bắt đầu quen với bộ khí cụ, lúc này cảm giác đau nhức, khó chịu cũng vơi dần, việc ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn.
Giai đoạn này, bạn có thể xây dựng thực đơn cho người niềng răng với nhiều món ăn hơn nhưng vẫn nên ưu tiên các món ăn mềm, giàu canxi, vitamin, khoáng chất,…
Một số món ăn phù hợp với thực đơn cho người niềng răng, Nhật ký niềng răng gợi ý cho bạn:
- Ăn cơm mềm, bún, phở.
- Rau quả tươi.
- Các món ăn chế biến từ trứng.
- Món ăn từ ngũ cốc.
- Món ăn chế biến từ sữa.
- Thịt cá, rau củ nấu chín mềm hoặc được chế biến kỹ.
- Đậu phụ, khoai tây nghiền.
- Bánh bông lan, bánh flan.
- Sinh tố, nước ép.
Trên đây là thực đơn cho người ăn kiêng, giúp bạn có được các món ăn phù hợp nhất trong quá trình niềng răng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Bên cạnh việc ăn uống các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng mà tăng cường sức khỏe răng miệng.
Niềng răng không được ăn món gì?
Mắc cài niềng răng không thể bám chắc chắn trên mặt răng nếu bạn sử dụng lực nhai quá mạnh, để tránh tình trạng bung mắc cài và tổn thương miệng, Nhật ký niềng răng khuyên bạn không nên ăn các loại thực phẩm quá giòn, dai hoặc cứng như”
- Thực phẩm dai: Thịt bò, thịt gà, bánh dày xôi chiên, bánh tét, kẹo cao su, bánh nếp,..
- Thực phẩm dính: Kẹo cao su, kẹo dẻo, kẹo Caramel,..
- Thực phẩm giòn: Bỏng ngô, kẹo cứng, đồ chiên giòn,…
- Thực phẩm cứng: Các loại hạt khô, kẹo cứng, bắp ngô, táo, mía, cà rốt, xương sụn,…
Bên cạnh các món ăn trên, bạn cần lưu ý:
- Hạn chế ăn đồ quá ngọt hoặc chứa nhiều đường (Các loại thức ăn này dễ bám vào mắc cài, khó vệ sinh).
- Tránh các thực phẩm chứa màu nhân tạo vì tác động xấu đến răng.
- Giảm tiêu thụ đồ uống có ga hoặc nước ngọt vì dễ gây sâu răng và làm giảm chất lượng mắc cài.
- Hạn chế các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh….
Mách bạn: Kinh nghiệm cần biết khi niềng răng
Bên trên là thực đơn cho người ăn kiêng mà bạn có thể tham khảo. Với các món ăn này, bạn vừa bảo vệ được chất lượng mắc cài, vừa có đầy đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình chỉnh nha.
Ngoài quan tâm đến thực đơn cho người niềng răng, bạn cần nắm các lưu ý dưới đây để có được kết quả niềng răng tốt nhất:
- Tuyệt đối không dùng răng để mở nắp chai vì sẽ làm hỏng mắc cài, dây cung, khiến răng dịch chuyển không đúng hướng.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn hoặc cắt nhỏ thức ăn thành nhiều phần để tránh các bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 4 – 5 lần một ngày để làm sạch mắc cài, hạn chế thức ăn tích tụ, gây ra các bệnh lý răng miệng sau khi niềng răng.
- Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa Fluoride để làm sạch và bảo vệ răng.
Trên đây là gợi ý của Nhật ký niềng răng về chế độ ăn, chi tiết thực đơn cho người niềng răng, tùy vào thời điểm mang niềng mà bạn có thể thêm hoặc bớt một vài món ăn để quá trình ăn uống dễ dàng hơn. Chúc các bạn nhanh chóng có được “nụ cười tỏa nắng” sau khi niềng răng!
Chia sẻ những thông tin hay về niềng răng:
- Những kinh nghiệm niềng răng chỉnh nha không nên bỏ lỡ
- Niềng răng có thay đổi khuôn mặt không? Có tốt hơn không?
- Khoảng bao nhiêu tuổi thì niềng răng được?
- Làm sao để bớt đau khi niềng răng? – Chuyên gia giải đáp
- …